Bay 3 / Nguyên Dung và ban bè
Vous souhaitez réagir à ce message ? Créez un compte en quelques clics ou connectez-vous pour continuer.
Bay 3 / Nguyên Dung và ban bè

A mes amis
 
AccueilAccueil  PortailPortail  RechercherRechercher  Dernières imagesDernières images  S'enregistrerS'enregistrer  Connexion  
-21%
Le deal à ne pas rater :
LEGO® Icons 10329 Les Plantes Miniatures, Collection Botanique
39.59 € 49.99 €
Voir le deal

 

 Tu*' thu* ngu~kinh

Aller en bas 
AuteurMessage
Doan chi Hien

Doan chi Hien


Nombre de messages : 37
Date d'inscription : 10/11/2005

Tu*' thu* ngu~kinh Empty
MessageSujet: Tu*' thu* ngu~kinh   Tu*' thu* ngu~kinh EmptyDim 28 Jan à 12:01

Dùng Kính Hiển Vi Soi Rọi Tìm Nguồn Gốc Văn Hóa Dân Tộc Việt Nam Trong
Tứ Thư Ngũ Kinh
Vĩnh Như

Phải chăng muốn tìm về văn hóa Việt nếu bỏ Nho giáo (Ngũ Kinh Tứ
Thư) thì chúng ta chỉ tìm thấy ngọn chứ chưa đến gốc của văn hóa
Việt?
Do vị trí địa lý –nơi giao lưu các luồng văn hóa- và quá trình phát
triển xã hội và lịch sử dân tộc Việt Nam bởi các quan hệ giao lưu
văn hóa Đông Nam Á, Trung Hoa, Ấn Độ, Tây phương. Cho nên tiến sĩ H. R.
Ferraye cho rằng nét đặc sắc văn hóa Việt Nam là tính cách “không
chối tư” của nó . Thực ra, chỉ có một chối từ là sự đồng hóa cưỡng
bức. Còn lại, nó tìm cách dung hóa và hội nhập mọi sở đắc văn hóa
của Hoa, Ấn, Nam đảo, Tây Âu cả ngôn từ và kỹ thuật, cả tôn giáo
và nghệ thuật (Trần quốc Vượng sđd, trang 44).
Mặt khác, khi luận về bản sắc văn hóa Việt Nam, một học giả Mỹ ví
Việt Việt Nam như một cây gậy nhìn bề ngoài thấy phủ một lớp sơn Tây
mỏng; cạo lớp sơn ấy đi, vẫn thấy một lớp sơn Tàu có phần dầy hơn;
song cạo lớp sơn tàu ấy nữa thì lộ ra cốt lõi gậy tre Việt Nam (Trần
quốc Vượng sđd, trang 46). Còn lớp sơn Ấn Độ (Phật giáo) và Đông Nam
Á mà học giả Mỹ đã quên không nói đến.
Phải chăng khuynh hướng tìm cội nguồn văn hóa Việt trong Ngũ kinh Tứ
Thư vì cái bệnh cố hữu của trí thức khoa bảng là nói cái gì, nghĩ cái
gì cũng phải dựa vào kinh điển, sách vở. Chính vì thế mà khuynh hướng
này cố gắng tìm đủ mọi cách minh chứng Khổng Tử chỉ chữ nghĩa hóa,
công thức hóa văn hóa tộïc Bách Việt sống trên đất Tàu, trong tinh
thần không sáng tác kinh điển mà chỉ sang định,, chỉ thuật lại đạo cổ
xưa. Và cho rằng Nho giáo chứa đựng “những hằng số”của văn hóa dân
tộc Việt Nam.
Trái lại dưới ánh sáng mới của khoa học, các nhà nghiên cứu, các
học giả chuyên về văn hóa Tây Âu (Pháp, Anh), Úc, Mỹ minh chứng văn
hóa Hoà Bình là cội nguồn của dân tộc Việt Nam, vì tộc Bách Việt
sống trên đất Tàu là hậu duệ của cư dân đồng bằng sông Hồng và ven
biển Bắc bộ cùng các sắc dân Đông Nam Á khác đã rời khỏi quê mẹ,
di lên sinh sống trên đất Tàu.
Để vấn đề được sáng tỏ hơn, có lẽ chúng ta cần biết sơ qua một cách
đơn giản sự hình thành dân tộc Việt Nam, dân tộc Trung Hoa và tộc
Bách Việt sống trên đất Tàu.
Nguồn gốc sự hình thành dân tộc Việt Nam.
Những ý kiến sau đây phần lớn là dựa vào những tài liệu mà tiến sĩ
Wilhelm G. Solheim II ghi trong National Geographic, March 1971, cộng thêm
tài liệu của bs Stephen Oppenheimer trong Eden in the East, nxb Phoenix
London, 1998 và tài liệu của gs và các đồng nghiệp thuộc Đại học
Texas, Genetic relationship of population in China đăng trên tập san
Proceedings of the National Academy of Science (USA) 1998; số 95, trang 11763 –
11768 tác giả Nguyễn Đức Hiệp, khám phá mới di truyền học về nguồn
gốc con người ở Đông Nam Á, tập san Tư Tưởng, số 7, năm 2000, trang 9 –
13. Tác giả B. Su và đồng nghiệp, Chromosome evidence for northward
migration of modern human into Eastern Asia during the last Ice Age, tập san
American Journal of human genetics, năm 1999, số 65, trang 1718 – 1724.
Tổng hợp những công trình nghiên cứu dưới ánh sáng mới của khoa học
(khảo cổ học, dân tộc học, nhân chủng học, ngôn ngữ học, di truyền
học, hải dương học, v.v...) đưa đến nhận định như sau: Người hiện đại,
con người khôn ngoan (homo sapiens sapiens) phát sinh ở Đông Phi châu.
Khoảng một trăm ngàn năm trước họ đến Trung Đông. Từ đây một nhánh
rẽ về hướng Đông qua Pakistan, Ấn Độ. Đoàn người dừng lại đây khoảng
10 ngàn năm trước. Sau đó, hậu duệ của họ men theo bờ biển Nam Á đến
đại lục Đông Nam Á vào khoảng 90 ngàn đến 60 ngàn năm trước.
Bác sĩ Oppenheimer, trong cuốn Địa đàng phương Đông (Eden in the East) cho
rằng khi người tiền sử đặt chân đến Đông Nam Á thì lúc này đang thời
kỳ biển thoái. Mực nước biển thấp hơn hiện nay đến 130 mét. Người ta
có thể đi bộ đến các hòn đảo ngoài khơi và đến tận Úc châu (50
ngàn năm trước). Đất liền từ Việt Nam kéo dài đến đảo Hải Nam. Bác
sĩ gọi vùng đất ven biển Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng là lục địa
Nanhailand.
Do khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiều mưa nên ẩm ướt, nhiệt đầy đủ,
cây cối cũng như động vật sanh sản nhanh. Môi trường thuận lợi đó đã
giúp cho con người dễ dàng thuần hóa thực vật, động vật và sớm sáng
tạo nền văn hóa nông nghiệp, thực hiện cuộc cách mạng nông nghiệp
trồng lúa nước. Cho nên người dân không trải qua thời kỳ du mục,
chăn nuôi theo bầy lang thang trên các đồng cỏ, nay đây mai đó như
tiền thân của dân tộc Hoa Hạ (Hán).
Khoảng 40 ngàn năm trước –có thể hội đủ những điều kiện thuận lợi
cho cuộc đột biến di truyền: Da den trở thành da vàng, tóc quăn đổi
thành tóc thẳng v.v... (ở Âu châu thì da đen đổi thành da trắng). Đó
chính là những con người đã xây dựng nền văn hóa núi Đọ. Hậu duệ
của họ đã xây dựng nền văn hóa mà ngay nay chúng ta và thế giới
gọi là văn hóa Hoà Bình, với cuộc cách mạng nông nghiệp trồng lúa
nước từ 6 đến 7 ngàn năm trước. Đồi sống nông nghiệp ngày một khấm
khá, con cháu ngày một đông đảo, nghề trồng lúa nước càng ngày càng
phát triển họ xây dựng nền văn hóa Bắc Sơn.
Dần dần ý thức cộng đồng manh nha phát triển từ trong lòng của nếp
sống nông nghiệp trồng lúa nước, đặt cơ sở phát triển, ý thức dân
tộc, vốn đã nhen nhúm trong sự gắn bó của nông dân với ruộng đất
và làng mạc, cũng như mối liên hệ thiên gliêng nối liền các thế hệ
thiêng liêng qua tục thờ cúng tổ tiên.
Như vậy 300 năm trước Tây lịch chưa có sự giao lưu văn hóa giữa Ta và
Tàu: Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc (vào năm 221 trước
Tây lịch) tướng Đồ Thư mới vượt sông Dương Tử chiếm miền Nam Trung
Quốc đến tận Quảng Đông và Quảng Tây. Nhưng khi tiến vào đất Việt,
đoàn quân xâm lănng hoàn toàn thất bại: Tương Đồ Thư bị giết, buộc
nhà Tần phải bãi binh. Trong thời đại này dân tộc Việt Nam chưa biết
gì về Ngũ Kinh Tứ Thư của Khỗng Mạnh.
Nguồn gốc sự hình thành dân tộc Trung Hoa
Sau thời gian băng hà (khoảng 35 ngàn năm trước) khí hậu phía Bắc Việt
Nam ấm dần lên, một nhóm người từ vùng đất ở ven biển Bắc bộ và
đồng bầng sông Hồng cùng các sắc dân Đông Nam Á khác di lên phía
Bắc khai phá lục địa mà ngày nay gọi là Trung Quốc. Đó là nhóm dân
đầu tiên cư ngụ trên đất Trung quốc mà sau này gọi chung là tộc Bách
Việt. Trong nhóm dân này có một bộ phận đến sinh sống ở phía Tây
bắc sông Hoàng Hà. Tại đây họ lai giống với nhóm người từ Phi châu
đi ngã Trung Á đến. Cuộc pha giống này tạo thành các sắc dân Mông
Cổ, Mãn Thanh, và sắc dân mà hậu duệ của họ sau này gọi là dân Hoa
Hạ (Trung Hoa). Một số trong nhóm dân lai giống đó vượt eo biển Bering
(lúc đó còn là dãi đất liền) đặt chân lên châu Mỹ khoảng 30 ngàn
năm trước, hình thành dân Mỹ châu Da đỏ.
Revenir en haut Aller en bas
Doan chi Hien

Doan chi Hien


Nombre de messages : 37
Date d'inscription : 10/11/2005

Tu*' thu* ngu~kinh Empty
MessageSujet: Re: Tu*' thu* ngu~kinh   Tu*' thu* ngu~kinh EmptyDim 28 Jan à 12:13

Nguồn gốc tộc Bách Việt sống trên đất Tàu
Như đã trình bày ở phần trên thì tộc Bách Việt sống trên đất Tàu là
hậu duệ của cư dân sống ở đồng bằng sông Hồng và ven biển Bắc bộ
cùng với các sắc dân khác ở Đông Nam Á đã rời khỏi quê mẹ khoảng
30 đến 35 ngàn năm trước.
Khổng Tử chưa bao giờ vượt qua sông Dương Tử đến đồng bằng sông Hồng.
Suốt đời Khổng Tử bôn ba đại khái trong chu vi các nước Tề, Tào, Chu,
Triệu, Tống, Trịnh, Trần, Thái, Tấn, Tần chưa bao giờ đến Quảng đông,
Quảng Tây, Phước Kiến, Triết Giang và Vân Nam. Nếu Khổng Tử thật sự
ghi trung thực những yếu tố căn bản văn hóa, văn minh của tộc Bách
Việt sống trên đất Tàu đi nữa thì cũng chỉ là văn hóa của hậu duệ
của những cư dân sống ở đồng bằng sông Hồng và các sắc dân khác ở
Đông Nam Á. Mặt khác Khổng tử biết gì về văn hóa miền nam sông Dương
Tử là do người ta kể lại chứ không phải tai nghe mắt thấy. Mà văn
hóa sông Dương Tử cũng chỉ là văn hóa của hậu duệ cư dân Hòa Bình
nói riêng và Đông Nam Á nói chung.
Các nhà nghiên cứu Mỹ, Úc, Tây Âu tìm cội nguồn văn hóa Việt ở
đồng bằng sông Hồng
Văn hóa Việt Nam cổ truyền, về bản chất, là văn hóa xóm làng, văn
hóa truyền miệng (văn hóa dân gian) văn hóa chìm hay văn hóa vô ngôn
(văn hóa không lời). Nền văn hóa dân gian đó không thể ra đời một
sớm một chiều. Cái gốc của nó là nền văn hóa dân tộc trước thời
Bắc thuộc. Không phải chỉ đi ngược lên đến thời đại Đông Sơn mà phải
ngược lên đến tận thời đại văn hóa Hoà Bình và Bắc Sơn, thời đại
nẩy sinh nông nghiệp trồng lúc nước với xóm làng, khi tìm hiểu cội
nguồn đặc tính văn hóa Việt Nam.
Chúng ta thử nghĩ chỉ 200 năm nữa thôi, có một người nào đó muốn tìm
hiểu cội nguồn của văn hóa dân tộc Việt Nam mà tìm ở trong những
quyển sách do người ngọai quốc viết về cộng đồng Việt Nam sống ở Ấn
Độ, Nhật, Anh, Pháp, Mỹ, Úc... thì có hợp tình hợp lý không?
Cho nên các học giả nói trên đã và đang đến xóm làng ở đồng bằng
sông Hồng tìm hiểu văn hóa Việt. Phải chăng những người ngoại quốc
đó đã hiểu ra được văn hóa Việt Nam là văn hóa xóm làng, nên họ
đã và đang đến nông thôn Việt Nam (cái nôi của văn hóa Việt) để
nghiên cứu tìm hiểu nguồn gốc cốt lõi của văn hóa Việt? Không thể
tìm triết lý sống Việt (triết lý Tiên rồng) cũng như cốt lõi của
đạo sống Việt trong sách vở hay ở những di vật khảo cổ mà ở tại
chính trong bản thân thực nghiệm của dân tộc còn đang tiếp diễn sinh
động trong đời sống của dân tộc Việt Nam nơi xóm làng.
Phải chăng họ nắm bắt được văn hóa Việt Nam là văn hóa truyền
miệng, nên có một số đã và đang học tiếng Việt để đọc khối lượng
ca dao tục ngữ vô cùng phong phú có một không hai trên thế giới? Ca
dao tục ngữ là tiếng nói của dân tộc. Phải chăng cảm nhận được văn
hóa Việt là văn hóa chìm, văn hóa không lời, nên họ lắng lòng bước
vào ngôi nhà tâm linh Việt, giải mã những biểu tượng, những ẩn dụ,
nơi che dấu cốt lõi tư tưởng Việt, triết lý sống Việt, trong các
huyền thoại, được xem như những thông điệp của tổ tiên dân tộc Việt
Nam? Huyền thoại là tiếng nói tâm thức của dân tộc. Mất bộ huyền
thoại là mất mạch nối vào nguồn quá khứ tổ tiên và mất luôn căn
bản trong việc xây dựng tiền đồ dân tộc (Wallace Cliff).
Không đọc được chữ Hán (Ngũ Kinh Tứ Thư) có thể trở thành người tốt
sống an vui hạnh phúc trong gia đình và ngoài xã hội được không?
Nếu chữ Nho, đạo Nho thật sự do tộc Bách Việt sáng tạo đi chăng nữa,
sau đó người đời Hạ, đồi Thương đời Chu, rồi Khổng Tử chữ nghĩa hóa,
công thức hóa thành những câu văn ngắn gọn trong kinh điển Tàu thì
đó chỉ là những yếu tố căn bản của văn hóa, văn minh của tộc Bách
Việt đã rời khỏi quê mẹ sống trên đất Tàu. Chữ nghĩa hóa, hệ thống
hóa, công thức hóa thì có kinh sách đồ sộ, có triết học kinh điển
phong phú, nhưng kinh nghiệm sống, triết lý sống trở thành khái niệm,
triết lý suông, khuôn vàng thước ngọc ở đầu môi chót lưỡi.
Ông Bá Vương một học giả Trung Quốc trong người Trung Quốc Xấu xí đã
phát biểu rằng có một nhân vật cổ quái nói một câu: “dân vi quí,
quân vi khinh (dân là quí vua là thường)” Đấy chỉ là một thứ lý tưởng
mà Trung Quốc chưa bao giờ thực hiện (trang 72) Tiến sĩ Triết Học Trần
Văn Đoàn đã nhận định rằng tuy Nho giáo chấp nhận con người là chủ
nhân, và coi vị nhân như một nền đạo đức. Song tiếc thay, xã hội Nho
gia thống trị lại vị vương vị chúa và coi người dân như cỏ, công cụ,
súc vật. Trên thực tế, lịch sử của xã hội Nho giáo chưa bao giờ ghi
lại sự kiện người dân làm chủ. Ngược lại, chế độ quan liêu, hệ
thống xã hội phong kiến, sự kiện thần thánh hóa vua chuá, chứng minh
một cách chua chát là quan niệm nhân chi vị chủ cũng như chính sách
thân dân chỉ xuất hiện trong đầu óc của các nhà Nho gàn mà thôi
(Việt Triết –Luận tập, Thượng tập, trang 304-305). Điều đó cho thấy
triết lý sống trở thành khuôn sáo để làm cảnh cho đẹp lúc trà dư
tửu hậu, chưa bao giờ thực hiện trên đất Tàu.
Revenir en haut Aller en bas
Doan chi Hien

Doan chi Hien


Nombre de messages : 37
Date d'inscription : 10/11/2005

Tu*' thu* ngu~kinh Empty
MessageSujet: Re: Tu*' thu* ngu~kinh   Tu*' thu* ngu~kinh EmptyDim 28 Jan à 12:14

Suốt chiều dài lịch sử từ Tần, hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh
dân Bách Việt sống trên đất Tàu đọc và học Ngũ Kinh Tứ Thư và mở
miệng ra là Khổng Tử dạy rằng, Mạnh Tử nói rằng, nhưng vẫn không
giữ được hồn nước, hồn dân tộc vì rời khỏi quê mẹ quá lâu nên
không giữ được đất nước và cho đến ngày nay vẫn không vùng dậy nổi.
Đến như nhà cách mạng Tôn Dật Tiên mà cũng quên gốc tích thân phận
mình (người Bách Việt Quảng Đông) tự cho mình là người Hán và còn cho
rằng dân tộc Việt Nam có nô lệ tính.
Gần đây hồn dân tộc của dân Đài Loan đã manh nha phục hoạt và tinh
thần tự chủ càng ngày càng phát triển nên họ đã và đang đấu tranh
giành độc lập. Có lẽ chỉ khi nào dân tộc Việt Nam vươn lên vững mạnh
thì may ra dân tộc Bách Việt sống trên đất Tàu (Vân Nam, Quảng Đông,
Quảng Tây, Triết Giang, Hồ Nam, Quí Châu) mới có điều kiện thuận lợi
phục hoạt được hồn nước, tinh thần tự chủ để vùng dậy đấu ttranh
giành độc như dân Đài Loan hiện nay (2005).
Không đọc được chữ Hán làm sao trở thành người tốt và phát triển
tâm linh?
Đối với 95% dân Việt chất phác hiền lương không đọc được Ngũ Kinh Tứ
Thứ có lẽ con đường hợp tình hợp lý và không phản lại khoa học là
trở về với triết lý sống hài hòa (hòa cả làng). Nó manh nha hình
thành từ trong lòng của nền văn hóa trồng lúa nước 6, 7 ngàn năm
trước, với xóm làng. Triết lý sống hài hòa đó đuợc duy trì phát
triển và hoàn chỉnh dần dần trải qua các thời đại Bắc Sơn, Phùng
Nguyên, Đông Sơn. Nó đã trở thành nếp sống lấy tình nghĩa làm đầu
(một bồ cái lý không bằng một tí cái tình).
Đến ngày nay, thế kỷ 21, xóm làng Việt Nam –cái nôi của văn hóa
Việt- vẫn tiếp tục duy trì cái triết lý sống hài hòa qua nếp sống
lấy tình nghĩa làm đầu: coi nhau như bát nước đầy là hơn; lựa lời mà
nói cho vừa lòng nhau; ai nhất thì tôi thứ nhì ai mà hơn nữa tôi thì
thứ ba. Mặt khác ở đâu có hài hòa là ở đó có chấp nhận dị biệt
(rằng trong lẽ phải có người có ta) và khướt từ bạo lực (khôn chẳng
qua lẽ khỏe chẳng qua lời, tức đối thoại). Từ đó nảy sinh lối ứng
xử: có đi có lại –trong tinh thần công bằng là đạo người ta ở đời-
mới toại lòng nhau.
Ở đâu có hài hòa là ở đó tình thương (thương người như thể thương
thân); và sự hiểu biết thoát khỏi mọi ràng buộc tư dục (khôn cũng
chết, dại cũng chết, biết thì sống), và bao dung tha thứ (chin bỏ làm
mười). Ở đâu có hài hòa là ở đó có phân công hợp tác, hợp tình
hợp lý với thiện chí chung sống yên vui thanh bình (chồng cầy vơ cấy
con trâu đi bừa).
Hài hòa giữa thân và tâm để có sức khỏe tốt và phát triển tâm
linh một cách tự nhiên trong đời sống (chuyển hóa tâm thức –thay đổi
cách nhìn). Hài hòa giữa vợ và chồng để xây dựng mái ấm gia đình
(thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn) trong gia đình phân
công (chồng chai vợ lưới, con câu). Hài hoà giữa người với người để
chung sống yên vui thanh bình trong phát triển (thuận bầu thuận bạn mới
đóng nổi ghe to); Hòa mục trong xóm làng (hòa cả làng), đến sự thái
hòa của đất nước qua chế độ địa phương phân quyền với xã thôn tự trị
(phép vua thua lệ làng) trong tinh thần tự do dân chủ và công bằng.
Và đỉnh cao tuyệt đích của con người là thăng hoa như Tiên Rồng, như
nước bốc hơi, thăng hoa mãi theo chiều kích tâm linh trên nền tảng của
tình thương và trí tuệ với định hướng con người hòa cùng vũ trụ (cân
biết thêm chi tiết, xin tìm đọc các tác phẩm của Tủ Sách Việt
Thường, P.O. Box 720080, Houston, TX 77272).
Theo ngôn từ triết học ngày nay rút tỉa được ba quy luật làm nền cho
triết lý sống hài hòa của dân tộc: 1) đối lập thống nhất, 2) tác
động hai chiều, 3) phân công hợp tác. Thần tổ kép tiên Rồng của dân
tộc Việt là biểu tượng cho triết lý sống hài hòa và cũng là biểu
tượng cho sự thăng hoa theo chiều kích nhân và trí.
Mẹ Tiên Âu Cơ sống trên núi (non Nhân), cha Rồng Lạc Long sống dưới
biển (nước Trí). Hòa là chủ đạo cho mọi liên hệ ứng xử. Trí tuệ và
tình thương (nhân ái) là định hướng của dân tộc trong mọi ý nghĩ lời
nói, việc làm và phát triển tâm linh. Biểu tượng mẹ Âu Cơ và cha
Lạc Long chính là biểu hiện rực rỡ của tình thương và sự hiểu biết
không bị ràng buộc bởi tư dục (trí tuệ) để con cái Việt noi theo.
Hoà cả làng khác với hoà theo quan niệm: quân tử hòa nhi bất đồng,
tiểu nhân đồng nhi bất hòa. Giới thống trị phương Bắc (tộc Hoa Hán)
vận dụng hòa để mà hóa người khác thành dân mình, của nình v.v...
(đã trình bày ở phần trên). Lịch sử đã minh chứng điều đó họ đã hòa
từ phía nam sông Hoàng đến Quảng Đông Quảng Tây; hiện nay họ đang hòa
ở Tây Tạng, ở biên giới Việt Trung và ở Biển Đông Việt Nam. Họ còn
định “hòa” cả Đông Nam Á.
Triết lý giáo dục của người không đọc được Ngũ Kinh Tứ Thư
95% dân Việt trong đó hầu hết là các bà mẹ Việt Nam xưa cũng như nay
không đọc được chữ Nho, không hiểu rõ thế nào là TU-TỀ-TRỊ-BÌNH, mù
tịt với từ ngữ bác học như quy tâm, đại học chi đạo... tại chỉ ư chí
thiện, chỉ, định, v.v... có lẽ trở về với lời dạy cụ thể thiết thực
của tổ tiên. Những lời dạy đó rút tỉa từ kinh nghiệm sống trong nền
văn hóa nông nghiệp trồng lúc nước ổn định lâu đời từ cuộc cách
mạng nông nghiệp đến thời đại các vua Hùng dựng nước và cho đến
ngày nay.
Đó là HỌC ĂN, HỌC NÓI, HỌC GÓI, HỌC MỞ mà khởi điểm là trăm hay
xoay vào lòng vì ngọn đèn được tỏ trước khơi bởi mình. Đó là triết
lý giáo dục căn bản về thân và tâm của dân tộc Việt: Giáo dục
người dân Việt trở thành con hiền, dâu thảo, công dân tốt đối với
dân tộc đất nước. Nó khác hẳn với triếy lý giáo dục của Nho giáo:
TU, TỀ TRỊ, BÌNH. Là người dân bình thường có lẽ chúng ta không cần
hai vế: Trị và Bình. Trị và Bình có lẽ chỉ thích hợp cho giới thống trị
phương Bắc. Phải chăng nó thích hợp cho Quản Trọng và Khổng Tử trong
giai đoạn ông ta bôn ba khắp nơi.
Quản Trọng đã Trị và Bình (thiên hạ) toàn bộ các tộc Bách Việt sống
ở châu thổ sông Hoàng Hà đề Tề Hoàn Công xưng bá nên được Khổng
tử khen hết lời.
Tóm lại, có thể nói học ăn học nói học gói học mở là triết lý
giáo dục của nền văn hóa xóm làng, nền văn hóa truyền miệng, văn
hóa dân gian. Phải chăng từ cái triết lý giáo dục mang tính dân tộc
và nhân loại đó mà ông Lý Đông A, nhà cách mạng Việt Nam kiêm
Triết gia đã đưa ra quan niệm vô cùng chân xác: kinh tế, chánh trị,
giáo dục phải phát triển đồng bộ. Giáo dục là khởi điểm và chung
điểm của chánh trị. Còn chánh trị là thiết kế và chấp hành nhân
sinh.
Lịch sử minh chứng triết lý giáo dục vừa mang tính dân tộc, vừa mang
tính nhân loại nói trên đã thắng chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc
để ngày nay chúng ta còn một quê hương, một đất nước Việt Nam và một
nền văn hóa hòa bình nhân bản, dân tộc mang tính khai phóng và dung
hóa trong giao lưu, nhưng hiện nay đang bị tư tư=
Revenir en haut Aller en bas
Contenu sponsorisé





Tu*' thu* ngu~kinh Empty
MessageSujet: Re: Tu*' thu* ngu~kinh   Tu*' thu* ngu~kinh Empty

Revenir en haut Aller en bas
 
Tu*' thu* ngu~kinh
Revenir en haut 
Page 1 sur 1
 Sujets similaires
-
» Muoi phuong phap vân dông kinh mach toàn thân

Permission de ce forum:Vous ne pouvez pas répondre aux sujets dans ce forum
Bay 3 / Nguyên Dung và ban bè :: Mách nhau / Đố bạn :: Tự điển nhỏ-
Sauter vers: